Hơn 300 học sinh THPT ở Vĩnh Long được tư vấn du học
Chung kết cuộc thi Âm nhạc quốc tế Trung Quốc - Singapore lần thứ 19 (The 19th ZhongSin International Music Competition) vừa diễn ra tại Singapore với hơn 1.000 thí sinh tham dự, đến từ 25 quốc gia như: Mỹ, Thụy Điển, Canada, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Nga…Đại diện cho đoàn Việt Nam tham dự cuộc thi có 105 thành viên là các thí sinh xuất sắc từ các trường nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước như: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện TPHCM và các trường quốc tế, trường phổ thông trung học… Đoàn Việt Nam tham dự chung kết cuộc thi Âm nhạc quốc tế Trung Quốc - Singapore tại Singapore có rất nhiều thí sinh tài năng ở các bảng thi như: Piano, Violin, Trống, Thanh nhạc, Guitar, Trống Jazz, Nhạc cụ dân tộc…Trong đó, Lê Anh Huy là thí sinh Việt Nam được biểu diễn trên sân khấu Gala cuộc thi Âm nhạc quốc tế Trung Quốc - Singapore lần thứ 19 tại Nhà hát Star Theatre với hơn 5.000 chỗ ngồi.Phần thể hiện của Lê Anh Huy nằm trong số 3 tiết mục được lựa chọn từ hơn 1.000 thí sinh từ hơn 25 quốc gia tham dự. Lê Anh Huy sinh năm 2004, hiện là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Đạo diễn và sản xuất phim của Đại học RMIT.Thái Lan lại tung thêm 'chiêu' mới, chi hàng triệu USD để hút khách quốc tế
Nói về việc thêm khung giờ chiếu phim, đại diện VFC cho hay khung giờ mới sẽ phù hợp hơn với nhiều đối tượng khán giả. Khung 20 giờ được kỳ vọng sẽ giúp các bộ phim tiếp cận đông đảo khán giả và tạo thói quen xem phim truyền hình ở một khung giờ cố định. Đơn vị sản xuất sẽ chuẩn bị những nội dung phong phú, mới lạ hơn, lựa chọn những kịch bản phù hợp với khung giờ phát sóng mới.Những bộ phim phát sóng tiếp theo ở khung giờ vàng mới sẽ là Mặt trời lạnh với câu chuyện tình yêu ở Đà Lạt mộng mơ; Cầu vồng ở phía chân trời với nội dung nhẹ nhàng của tình yêu và tuổi trẻ, do đạo diễn Vũ Minh Trí cầm trịch.Có thể thấy nội dung phim truyền hình Việt chiếu ở khung giờ mới mở đầu với những câu chuyện mới lạ, hấp dẫn về tình thân, tình người trong cuộc sống, xã hội hiện đại như Cha tôi người ở lại (đạo diễn Vũ Trường Khoa) hay Những chặng đường bụi bặm (đạo diễn Trịnh Lê Phong). Những con người vấp ngã, trải qua biến cố cùng tìm đến nhau và trở thành một gia đình thực sự."Họ gặp nhau và tạo nên một hành trình đầy tiếng cười và yêu thương. Đây là bộ phim với chủ đề khá mới lạ, không có bối cảnh chính mà bối cảnh được trải dài trên khắp cả nước. Các diễn viên và ê kíp đã vượt qua hơn 1.000 km với nhiều cung đường đẹp, những cảnh sắc hùng vĩ… để tạo nên một cuộc hành trình, một chuyến đi của tình người, của sự yêu thương. Nên có thể gọi đây là một bộ phim hành trình cũng được và có một cách kể rất khác", đạo diễn Trịnh Lê Phong nói về tác phẩm của mình.Còn ở khung 21 giờ trên VTV1, sau khi Không thời gian kết thúc sẽ là phim Mẹ biển của đạo diễn Nguyễn Phương Điền với những câu chuyện cảm động, đầy nhân văn về cuộc sống của người dân miền biển phía nam sau cơn bão.Về sự đổi mới nội dung phim truyền hình trong thời gian tới, Phó giám đốc VFC - đạo diễn Khải Anh cho biết: "Nếu làm tốt thì nội dung nào cũng có thể thu hút khán giả, dù đó là đề tài gia đình, tình yêu, chính luận hay hình sự. Chúng tôi luôn cố gắng đa dạng, thay đổi đề tài để khán giả được thay đổi khẩu vị liên tục nên sắp tới sẽ đầu tư vào kịch bản, tìm kiếm diễn viên và đa dạng đề tài để cho ra mắt những bộ phim hấp dẫn hơn trong năm nay".Trong thời đại công nghệ số, khán giả có nhiều sự lựa chọn với đa dạng các thể loại giải trí. Phim truyền hình dù là "món ăn khoái khẩu" nhưng nếu không thay đổi thì sẽ giảm sức hút. Nói về điều này, đạo diễn Trịnh Lê Phong cho rằng: "Khán giả giờ có nhiều sự lựa chọn, chỉ cần một cái điện thoại, máy tính bảng là họ có thể xem phim hoặc chương trình giải trí của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, nếu không nâng cao chất lượng thì phim truyền hình sẽ càng giảm sức hút".Để đáp ứng sự thưởng thức đa dạng và thu hút nhiều đối tượng khán giả, đặc biệt khán giả trẻ ít có thời gian, Hòa Bình Film và Digi Picture đang tổ chức casting tuyển diễn viên để sản xuất phim truyền hình ngắn tập sẽ chiếu trên HTV7 vào năm 2025. Đại diện đơn vị sản xuất này cho biết đây là bước đi chiến lược nhằm đổi mới ngành phim truyền hình, vốn chủ yếu tràn ngập các sản phẩm dài tập. "Chúng tôi nhận thấy khán giả ngày nay đang tìm kiếm những nội dung dễ tiếp cận, hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp và có tính giải trí cao. Phim ngắn tập không chỉ phù hợp với nhịp sống hiện đại mà còn tạo điều kiện cho những câu chuyện sáng tạo được thể hiện một cách súc tích, hấp dẫn", vị này nêu rõ. Theo đó, 3 bộ phim truyền hình ngắn tập sẽ ra mắt sắp tới là Xét nghiệm (6 tập), Nhà bà Hà vui quá (12 tập) và Xin chào ngày mai (12 tập) với nhiều nội dung phong phú về gia đình, tình yêu, người trẻ trong cuộc sống hiện đại được chuyển tải qua những thước phim hài hước, tình cảm lãng mạn.Nói về xu hướng làm phim truyền hình ngắn tập, đạo diễn Khải Anh cho biết: "Sắp tới bên cạnh những bộ phim dài tập, để đáp ứng nhu cầu của nhiều khán giả trẻ, chúng tôi cũng tính tới sản xuất những bộ phim ngắn tập (dạng mini sê-ri từ 16 - 20 tập)".
Lâm Hùng phản ứng khi bị Lâm Vỹ Dạ 'cà khịa' trên truyền hình
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.
Nhắc đến nữ doanh nhân Madam Truyền, nhiều người không quên hình ảnh người phụ nữ trẻ trung, năng động, "máu lửa" khi điều hành CLB Kingtek tham gia các giải bóng đá phong trào. Cuối năm ngoái, nữ doanh nhân Madam Truyền còn tạo dấu ấn khi tổ chức giải cờ vua tranh Cúp mạ vàng KPNEST với qui mô và giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay (tổng giải thưởng 2 tỉ đồng). "Tôi có niềm đam mê mãnh liệt với thể thao", doanh nhân Madam Truyền bộc bạch. Vì niềm đam mê mãnh liệt đó cùng với quan điểm "làm cho ra làm, chơi cho ra chơi", nữ doanh nhân Madam Truyền tìm thấy niềm vui với môn thể thao mới pickleball vốn đang tạo sức hút cực lớn tại Việt Nam. "Gần đây, tôi tham gia vào bộ môn pickleball, một môn thể thao mới nổi và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đối với tôi, thể thao là cách hiệu quả để rèn luyện sức khỏe, giảm căng thẳng và kết nối với những người có chung sở thích. Khi pickleball du nhập vào Việt Nam, tôi nhanh chóng bị thu hút bởi tính năng động và sự mới mẻ của môn thể thao này. Ngoài ra, pickleball còn giúp tôi rèn luyện được việc quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, tôn trọng đối thủ và partner (bạn đánh chung) của mình hơn", nữ doanh nhân Madam Truyền chia sẻ. Không chỉ tham gia pickleball với tư cách VĐV, nữ doanh nhân Madam Truyền hiện là Chủ tịch CLB Kingtek Pickleball tiết lộ, còn đầu tư vào việc sản xuất và kinh doanh các phụ kiện liên quan đến pickleball, dự kiến ra mắt sản phẩm vợt và phụ kiện mang thương hiệu Kingtek vào ngày 18.2 tới. Điều này cho thấy nữ doanh nhân này có kế hoạch gắn bó lâu dài, đóng góp vào sự phát triển của môn thể thao này tại Việt Nam.Ngày 23.2 tới tại cụm sân CLB Pickleball K99 (Q.Tân Bình, TP.HCM), nữ doanh nhân Madam Truyền tổ chức giải Kingtek Pickleball - Cúp Madam Truyền. Giải đấu chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8.3), khích lệ phụ nữ chơi môn thể thao mới pickleball nên chỉ diễn ra 1 nội dung duy nhất là đôi nữ trình 5.0 (dành cho người mới chơi). Giải đấu vừa công bố đã tạo sức hút với sự đăng ký tham gia của đông đảo VĐV nên ban tổ chức phải tính thêm phương án dự phòng như thêm sân đấu. Cơ cấu giải thưởng cũng hấp dẫn không kém với 10 triệu đồng cho đôi vô địch bên cạnh các phần quà đặc biệt từ nhà tài trợ Kingtek như vợt, bóng... Ngoài ra tất cả các VĐV tham dự giải đều được nhận 1 phần quà từ ban tổ chức cùng chương trình bốc thăm may mắn tại gala. "Giải đấu là dịp để các nữ VĐV thể hiện tài năng, giao lưu và thúc đẩy phong trào pickleball trong cộng đồng. Tôi hy vọng thông qua giải đấu này, pickleball sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn, thu hút sự quan tâm của nhiều người và góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng", nữ doanh nhân Madam Truyền chia sẻ.
Quân đội Mỹ lần đầu mua hải sản để ủng hộ Nhật Bản
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.